Thiết kế hệ thống gió tươi

       Nhu cầu gió tươi cho phòng điều hòa được cho ở phụ lục 7 TCVN 5678 - 2010. Nói chung nhu cầu gió tươi được quy định ở hầu hết các công trình, tòa nhà phần lớn là 25m3/h/người. Có thể nói đây là một bài toán kinh tế nhạy cảm. Gió tươi nhiều thì sức khỏe đảm bảo hơn nhưng nhưng tốn năng lượng hơn và giá thành điều hòa không khi tăng lên. Gió tươi ít thì không khí trong tòa nhà ít cải thiện hơn, sức khỏe ít đảm bảo hơn nhưng giá thành điều hòa không khí giảm. Năng suất lạnh tiêu tốn cho xử lý gió tươi chiếm tới khoảng 20% tổng năng suất lạnh.
       Đối với các phòng không có điều hòa và chỉ được bố trí thông gió cơ khí như bếp, phòng vệ sinh, tầng hầm, phòng thí nghiệm, phân xưởng sản xuất độc hại..., nhu cầu gió tươi không tính theo người mà tính theo mét vuông diện tích phòng, được cho trong phụ lục 8 TCVN nêu trên.
      Đối với tài liệu hướng dẫn thiết kế hệ thống gió tươi của Daikin thì tiêu chuẩn gió tươi là 20m3/h/người, ở bài viết này chỉ nói về thiết kế hệ thống cấp gió tươi cho phòng điều hòa, còn thiết kế về hệ thống cấp gió tươi cho phân xưởng, tầng hầm xin viết ở bài sau.
      Hệ thống gió tươi của Daikin có các loại sau : 

  • VRV với bộ xử lý gió tươi PAU ( Primary Air Handling Unit )
  • VRV với thiết bị thông gió thu hồi nhiệt HRV (Heat Reclaim Ventilation kiểu VAM)
  • VRV với thiết bị thông gió thu hồi nhiệt HRV + PAU hoặc HRV kiểu VKM )
  • Các hệ thống thông gió thu hồi nhiệt khác, sử dụng với các hệ thống điều hòa khác 
  • Hệ thống quạt cấp gió tươi vào đuôi dàn lạnh ( là dạng đơn giản nhất)

     1. VRV VỚI THIẾT BỊ XỬ LÝ GIÓ TƯƠI PAU
           Khác với phòng không điều hòa, là khi cấp gió tươi cho phòng điều hòa thì gió tươi phải được xử lý nhiệt ẩm trước khi cấp vào phòng đặt biệt là vào mùa hè.
           Vào mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm trong phòng điều hòa thấp hơn ngoài trời khá nhiều. Khi đưa gió tươi có nhiệt độ cao và độ ẩm cao vào phòng dể gây ra các hiện tượng đọng sương trên bề mặt thiết bị, bề mặt lạnh của ống gió, của vỏ dàn lạnh, ống xả nước ngưng gây ra thấm, nhỏ nước xuống trần nhà, nền nhà... làm hư hỏng trần nhà hoặc ẩm ướt trần, tường, sàn trải thảm, nhỏ nước vào các thiết bị đồ đạc... Hiện tượng này thấy rõ khi đang ở trong phòng điều hòa bước ra ngoài, mắt kính mờ đi vì hơi nước bám vào. Phòng đang điều hòa, mở toang cửa ra, không khí nóng tràn vào cũng gây đọng sương lên bề mặt thiết bị 
           Chính vì các lý do đó nên gió tươi trước khi cấp vào phòng điều hòa cần thiết phải xử lý nhiệt ẩm. Nhiệt độ gió tươi thổi vào phòng tốt nhất là phải bằng với nhiệt độ gió thổi ra ở dàn lạnh ( Khoảng 16 - 20 độ c)
           Ở các nhà ở, căn hộ gia đình sử dụng điều hòa 2 cụm đơn giản thường không có hệ thống gió tươi. Gió tươi cấp cho phòng chủ yếu do trao đổi không khí trong và ngoài nhà vì luôn có trao đổi không khi trong và ngoài nhà khi mở cửa. Khi có chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài nhà thì luôn có trao đổi không khí. Mùa hè, khi mở cửa, khi lạnh từ trong nhà tran ra ngoài ở phía dưới còn không khí nóng từ ngoài tràn vào phòng từ phía trên do chênh lệch mật độ. Ở các phòng đông người và ít mở cửa cần bố trí một quạt xả gắn trên tường sát trần, ở vị trí cao nhất, gió tự động lọt vào khe cửa 
          Nhưng ở các hệ thống điều hòa trung tâm VRV hoặc chiller... cần thiết phải có hệ thống gió tươi hoàn chỉnh với các thiết bị xử lý gió tươi PAU hoặc kiểu hồi nhiệt HRV...Ở các hệ thống đơn giản nhất củng phải có hệ thống quạt lấy gió tươi cấp trực tiếp vào đuôi giàn lạnh để gió tươi được xử lý trong dàn lạnh trước khi thổi vào phòng. Sau đây là những thiết bị sử lý gió tươi của hãng Daikin.




Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận